ỨNG DỤNG CỦA CBT TRONG ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ
Trị liệu nhận thức hành vi đã được kiểm tra thực nghiệm và được công bố rộng rãi từ năm 1977, có hơn 500 nghiên cứu khác đã cho biết về hiệu quả của việc áp dụng trị liệu nhận thức hành vi cho đa dạng các vấn đề liên quan giữa bệnh lý và tâm lý

Có đến 12 rối loạn phổ biến được chứng minh là có hiệu quả rất lớn trong điều trị bằng Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). Cụ thể như sau:

Rối loạn trầm cảm 

Mặc dù có bằng chứng mạnh mẽ về việc các kỹ thuật được yêu cầu sử dụng một cách rộng rãi, có một sự hỗ trợ rõ ràng từ một thực nghiệm ngẫu nhiên trong diện rộng, có một số hỗ trợ bổ sung từ một số thực nghiệm nhỏ và những chỉ định gián tiếp từ các thực nghiệm với dân số lớn với chuẩn đoán không đồng nhất. 

Rối loạn lưỡng cực 

Sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi nhằm mục đích can thiệp tái phát bệnh và quản lý triệu chứng trầm cảm, thường phối hợp với các kỹ thuật nhận thức để tạo dựng lối sống lành mạnh cho thân chủ. Ngoài ra phương pháp giáo dục về mặt tâm lý cũng được đánh giá là có hiệu quả đối với rối loạn lưỡng cực 

Rối loạn ám sợ đặc hiệu 

Người có rối loạn ám sợ đặc hiệu tin rằng những tình huống có vật thể mà họ sợ có thể gây nguy hiểm đến họ (chẳng hạn như họ có ám sợ chuyên biệt với thang máy, chỉ cần nghĩ đến đi thang là họ sẽ vô cùng sợ hãi, lo lắng và có những biểu hiện cơ thể như đau đầu, buồn nôn..kéo dài). Những suy nghĩ tự động này ngay lập tức khiến họ có phản ứng sợ hãi. CBT giúp họ kiểm soát nỗi sợ hãi bằng cách giúp họ dần thay đổi cách suy nghĩ, dựa trên sự kết nối giữa các suy nghĩ, niềm tin, cảm xúc và hành vi. 

Rối loạn ám sợ xã hội 

Nghiên cứu của Eng, W., Roth, D.A., & Heimberg, R.G. (2001) cho thấy việc điều trị ám sợ xã hội bằng CBT cũng có hiệu quả tương đương so với điều trị bằng thuốc. Một trong những kỹ thuật phổ biến nhất là tái cấu trúc nhận thức. Những người lo âu xã hội thường tránh né những tình huống xã hội vì họ sợ bị xấu hổ trước mặt người khác. Theo thời gian, sự tránh né này dẫn đến ít gặp gỡ xã hội hơn, các mối quan hệ ngày càng thu hẹp và niềm tin mạnh mẽ rằng họ không có năng lực xã hội. Mô hình suy nghĩ, cảm xúc, hành vi sẽ mang ảnh hưởng rất rõ ràng và CBT sẽ điều tiết hành vi dựa trên mô hình này. 

Rối loạn lo âu lan tỏa 

Liệu pháp nhận thức hành vi để điều trị rối loạn lo âu lan tỏa tập trung vào việc xác định và thách thức các kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực góp phần dẫn đến lo âu. Thông qua các buổi trị liệu, người đó sẽ nhận ra những niềm tin vô ích (unhelpful thoughts) của mình, định hình lại chúng và phát triển các cách suy nghĩ hợp lý và mang tính xây dựng hơn. Ngoài ra, CBT trang bị các chiến lược đối phó thực tế và các kỹ thuật thư giãn để kiểm soát các triệu chứng lo âu trong các tình huống thực tế, và từ đó cải thiện các hành vi của người đó. 

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế 

Có bằng chứng về sự pha trộn cho việc kết hợp liệu pháp nhận thức với can thiệp làm sáng tỏ và phản ứng lại (ERP) trong mức độ điều trị. Khi bệnh nhân bị thất bại trong việc phản ứng với việc chỉ áp dụng đơn lẻ ERP và trong việc quản lý cách thức phản ứng lại với các căng thẳng mà có liên quan đến việc lặp đi lặp lại (và mang tính thụ động) tập trung vào các triệu chứng của các căng thẳng đó và vào các nguyên nhân và hậu quả cụ thể của nó. 

(Xem tiếp phần 2)

Nguồn tham khảo:

Sách Trị liệu tiếp cận nhận thức hành vi - Phối hợp giữa lý thuyết và thực hành (ThS. Lê Thị Minh Tâm) 


ỨNG DỤNG CỦA CBT TRONG ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ (P2)