Thân chủ tìm đến tham vấn tâm lý vì họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống của mình, từ việc khó khăn trong các sinh hoạt thường ngày, cho đến các vấn đề từ mục tiêu sống, ý nghĩa cuộc sống, duy trì động lực để thay đổi tích cực hơn cho chính mình.
Đôi khi, thân chủ quá chán nản (trầm uất) để nghĩ về mục tiêu của họ, hoặc họ chỉ nói: “Tôi không biết,” khi bạn hỏi họ muốn khác đi như thế nào hoặc họ muốn cuộc sống của mình khác đi như thế nào, họ đặt mục tiêu cho người khác “Em muốn người yêu em lắng nghe và quan tâm đến em” hoặc mục tiêu quá tổng quát “Em muốn cuộc sống em tốt hơn, hạnh phúc hơn, giàu có hơn.”
Điều này mang đến những thách thức khi tham vấn viên giao tiếp với họ. Nếu chỉ bằng cách lắng nghe và thấu cảm thì sẽ khó để đi tiếp những phiên tiếp theo cùng nhau. Để có thể hỗ trợ thân chủ thay đổi hành vi, tham vấn viên cần chú tâm đến những mâu thuẫn nội tại của thân chủ. Bằng những câu hỏi phỏng vấn tạo động lực, tham vấn viên sẽ giúp được thân chủ nhìn nhận được những đấu tranh bên trong và điều hướng họ đến những mong muốn của mình rõ ràng hơn.
Một số khó khăn trong việc thiết lập mục tiêu với thân chủ bao gồm:
Thân chủ không xác định được mục tiêu
Thân chủ có nhận thức tiêu cực cản trở việc thiết lập mục tiêu
Thân chủ đặt mục tiêu cho người khác
Đôi khi, thân chủ quá chán nản (trầm uất) để nghĩ về mục tiêu của họ, hoặc họ chỉ nói “Tôi không biết” khi bạn hỏi họ muốn khác đi như thế nào hoặc họ muốn cuộc sống của mình khác đi như thế nào. Trong trường hợp đó, bạn có thể yêu cầu họ mô tả một khoảng thời gian tốt hơn (tươi đẹp) trong cuộc sống của họ so với cuộc sống hiện tại của họ.
Cách tiếp cận: Hãy trò chuyện một chút, thể hiện sự tò mò về khoảng thời gian đó trong cuộc đời họ. Hỏi họ về một ngày điển hình lúc đó như thế nào. Tìm hiểu xem họ đang làm gì vào thời điểm đó mà bây giờ họ không làm, những hoạt động mang lại cho họ cảm giác thích thú và thành thạo. Câu trả lời của họ có thể giúp họ tìm ra những mục tiêu mà họ muốn cho bản thân bây giờ.
Hoặc bạn có thể để thân chủ nghĩ về tương lai. Họ muốn cuộc sống của họ sẽ như thế nào trong một năm kể từ bây giờ? Họ muốn một ngày bình thường sẽ như thế nào?
Tại nơi làm việc/nhà/với gia đình/với bạn bè
Về khía cạnh tinh thần/văn hóa/trí tuệ của bạn
Về sức khỏe thể chất của bạn
Về thời gian giải trí của bạn/về niềm vui?
Tìm hiểu khóa "Phỏng vấn tạo động lực'
Tham gia cùng với chúng tôi để rèn luyện tinh thần của bạn
Đôi khi những suy nghĩ tự động của thân chủ can thiệp vào việc thiết lập mục tiêu, chẳng hạn như, “Tôi sẽ không bao giờ cảm thấy tốt hơn.” "Liệu pháp sẽ không giúp được gì." “Ngay cả khi tôi đạt được những mục tiêu này, cuộc sống của tôi vẫn sẽ tồi tệ.” “Tôi sẽ không thể làm những việc này.”
Vì vậy, bạn cần phải cảnh giác với những tín hiệu phi ngôn ngữ của thân chủ, xác định khi nào họ đau khổ hơn, hỏi họ điều gì đang diễn ra trong tâm trí họ và sau đó giúp họ phản ứng với những loại suy nghĩ này trước khi bạn tiếp tục thiết lập mục tiêu.
Khi thân chủ đặt mục tiêu cho người khác, điều quan trọng là phải giúp họ diễn đạt lại mục tiêu của họ. Ví dụ, họ có thể nói: “Tôi muốn các con tôi nghe lời tôi”. Bạn có thể nói, “Đó là một mục tiêu tốt nhưng chúng ta có thể viết lại nó thành một thứ mà chúng ta biết bạn có quyền kiểm soát không? Ví dụ, bạn nghĩ gì về mục tiêu này: “Học cách đối phó với bọn trẻ hiệu quả hơn”
Nguồn
Lê Thị Minh Tâm (2025). SỔ TAY PHỎNG VẤN TẠO ĐỘNG LỰC