Phương pháp định hình ca (Case formulation) theo tiếp cận liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive Behavioral Therapy - CBT) là quá trình giúp nhà trị liệu xác định liệu pháp đáp ứng phù hợp với các nhu cầu riêng biệt của thân chủ. Định hình ca đóng vai trò như một mô hình hướng dẫn nhà trị liệu thu thập dữ liệu, phân tích vấn đề và xác định chiến lược trị liệu phù hợp với từng thân chủ khác nhau. Định hình ca (Case formulation) là một nhiệm vụ lâm sàng giúp nhà trị liệu áp dụng các nguyên tắc của Tiếp cận trị liệu nhận thức hành vi (CBT) một cách linh hoạt và hiệu quả (Persons, 2008).
📖 CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA ĐỊNH HÌNH CA (CASE FORMULATION) ĐỐI VỚI LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI (CBT) gồm:
✍️ Xác định vấn đề chính của thân chủ:
Nhà trị liệu thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn lâm sàng, bảng hỏi/công cụ đo lường tâm lý và quan sát hành vi, ghi nhận thông tin từ người thân hoặc chuyên gia khác để đưa ra đánh giá ban đầu.
Nhà trị liệu xác định triệu chứng, rối loạn, khó khăn tâm lý ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của thân chủ. Điều này hỗ trợ nhà trị liệu trong việc hiểu hơn và có một bức tranh tổng quan toàn diện về tình trạng của thân chủ.
✍️ Xác định nguyên nhân và các yếu tố duy trì vấn đề tâm lý, bao gồm: suy nghĩ không hữu ích, niềm tin gây cản trở và hành vi không thích ứng của thân chủ.
✍️ Lập chiến lược trị liệu: nhà trị liệu đề xuất chiến lược trị liệu phù hợp với thân chủ dựa trên định hình ca, theo dõi tiến trình và điều chỉnh khi cần thiết, phát triển cách tiếp cận phù hợp với từng trường hợp thân chủ.
📖 Định hình ca (Case formulation) có vai trò quan trọng đối với trị liệu nhận thức hành vi (CBT), nhằm:
🤝 Tăng cường sự hợp tác giữa thân chủ và nhà trị liệu.
🤝 Cá nhân hóa liệu pháp điều trị, linh hoạt trong điều chỉnh phương pháp điều trị.
🤝 Hỗ trợ thân chủ tự nhận thức và điều chỉnh suy nghĩ không hữu ích (Kuylen et al., 2009).
📚 Trong tài liệu Tiếp cận nhận thức hành vi của ThS. Lê Thị Minh Tâm đã đề cập một vài chức năng của Định hình ca như sau:
Gia tăng niềm hy vọng.
Nhà tâm lý có cùng một cái nhìn với thân chủ.
Chọn thứ tự ưu tiên cho các vấn đề cần trị liệu.
Công cụ để giao tiếp với thân chủ .
Cá nhân hóa việc trị liệu.
Tiên đoán những khó khăn tiềm tàng có thể xảy ra trong quá trình tham vấn trị liệu.
Tránh thiên kiến của nhà trị liệu.
👉 Như vậy, định hình ca (Case formulation) theo tiếp cận trị liệu nhận thức – hành vi (CBT) là nhiệm vụ quan trọng giúp nhà trị liệu cá nhân hóa liệu pháp và tăng cường hiệu quả trị liệu.
Nguồn tham khảo:
Kuyken, W., Padesky, C. A., & Dudley, R. (2009). Collaborative case conceptualization: Working effectively with clients in cognitive-behavioral therapy. Guilford Press
Persons, J. B. (2008). The case formulation approach to cognitive-behavior therapy. Guilford Press.
Sách Trị liệu tiếp cận nhận thức hành vi - Phối hợp giữa lý thuyết và thực hành (ThS. Lê Thị Minh Tâm)