“Ngồi trong phòng làm việc, mắt nhìn lên màn hình mà đầu Thanh cứ mãi nghĩ đi đâu.
Những suy nghĩ về công việc, về cách cư xử của sếp và cái cười đểu của đồng nghiệp cứ mãi luẩn quẩn trong đầu Thanh, theo vào giấc ngủ, đến công sở, thậm chí lúc ngồi ăn hay đi chơi cũng không dứt ra được.
Lẽ nào mình tệ vậy sao? Bao nhiêu năm mình gắn bó với tổ chức, giờ đây, lẽ nào mình thất bại như vậy? Cái báo cáo này, ngày trước mình làm rất nhanh, sao bây giờ có 2 trang mà nặn mãi vẫn không ra? Mình thất bại vậy sao, mình là đứa bỏ đi vậy sao? Rồi tương lai sắp tới sẽ ra sao?”
Stress, căng thẳng nơi làm việc là một vấn đề về sức khỏe tâm thần. Những công việc căng thẳng và kiệt sức có thể làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Khi căng thẳng tác động lên toàn bộ cơ thể, não là bộ phận chịu nhiều tổn thương nhất. Khi đó hormone cortisol sẽ tích tụ trong não, không chỉ giết chết tế bào não mà còn làm não co lại, gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, học hỏi của bạn và sự thể hiện của bạn trong công việc. Hơn nữa nó cũng là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề sức khỏe khác.
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CĂNG THẲNG NƠI LÀM VIỆC
Vấn đề chuyên môn, áp lực tài chính, con người và môi trường chưa phù hợp đều là các nguồn cơn gây kích hoạt stress. Cảm giác không thỏa mãn, không hài lòng và căng thẳng trào dâng đối với cá nhân khi:
Cảm thấy công việc không đúng với vai trò của mình
Có khó khăn với người quản lý (nghĩ người quản lý tệ, không tốt, không quan tâm đến nhân viên, không tôn trọng, đánh giá cao mình)
Có xung đột cá nhân với người giám sát
Lương, thưởng không phù hợp
Làm công việc không phù hợp với nhu cầu
Không hợp với kiểu mẫu cá tính
Nghiên cứu cho rằng nhiều người bỏ việc vì cảm thấy không kết nối được với đồng nghiệp, không vui vẻ được với nhau, có sang chấn trong công việc, chuyển sang vị trí công việc mới, thay đổi sếp, tổn thương trong các mối quan hệ tại nơi làm việc.
TÁC ĐỘNG CỦA CĂNG THẲNG LÊN NGƯỜI LAO ĐỘNG
Môi trường làm việc tiêu cực cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần, kèm theo đó là việc lạm dụng các chất có hại như rượu, nghỉ làm không lý do, làm giảm năng suất lao động.
Ngoài ra, các dấu hiệu về mặt thể chất, tâm lý và hành vi sau đây chúng ta cũng cần lưu tâm đến.
🔴 Các triệu chứng về thể chất bao gồm:
Mệt mỏi
Căng cơ
Đau đầu
Tim đập nhanh
Khó ngủ, chẳng hạn như mất ngủ
Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc táo bón
Vấn đề về da liễu.
🔴 Các triệu chứng về tâm lý bao gồm:
Trầm cảm
Lo âu
Nản lòng
Cáu kỉnh
Bi quan
Cảm giác bị choáng ngợp và không thể đối phó
Khó khăn về nhận thức, chẳng hạn như giảm khả năng tập trung hoặc đưa ra quyết định
🔴 Các triệu chứng về hành vi bao gồm:
Tăng số ngày nghỉ ốm hoặc vắng mặt
Hung hăng
Giảm khả năng sáng tạo và chủ động
Giảm hiệu suất công việc
Vấn đề về mối quan hệ giữa các cá nhân
Thay đổi tâm trạng và cáu kỉnh
Khả năng chịu đựng sự thất vọng và thiếu kiên nhẫn thấp hơn
Thiếu hứng thú với công việc
Rút lui khỏi mối quan hệ xã hội
Vậy làm cách nào để chúng ta, người lao động và người quản lý có thể phòng ngừa và đối phó với các vấn đề về tinh thần tại nơi làm việc? Làm sao để chúng ta có thể tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện cho nhân viên của mình?
Mời các bạn tham khảo bài viết “Làm sao để nhận biết môi trường làm việc thân thiện, khỏe mạnh” ở phần tiếp theo về quản lý stress tại nơi công sở.
Nguồn tham khảo
Sách “Hiểu đủ để bớt lo” - ThS Lê Thị Minh Tâm
“Work-Related Stress - Better Health Channel.” www.betterhealth.vic.gov.au, www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/work-related-stress#symptoms-of-work-related-stress.