Chấn thương cảm xúc tác động đến bạn như thế nào?
Bất cứ ai cũng có thể bị tổn thương. Ngay cả những chuyên gia làm việc với chấn thương hoặc những người khác gần gũi với người bị chấn thương cũng có thể phát triển các triệu chứng của chấn thương ‘gián tiếp’ hoặc ‘thứ phát’.

Chúng ta hiểu được rằng các sự kiện sang chấn/chấn thương cảm xúc luôn mang đến những ảnh hưởng rất lớn lên cơ thể và tinh thần của chúng ta. Đôi khi những phản hồi này có thể bị trì hoãn trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau sự kiện. Thông thường, ban đầu mọi người không liên kết các triệu chứng của họ với chấn thương sắp xảy ra. 


😢 CẢM XÚC 

  • Cảm giác mất kiểm soát, hoảng loạn, sợ hãi 

  • Khó chịu, tức giận và oán giận

  • Tê liệt cảm xúc

  • Rút lui khỏi thói quen và các mối quan hệ thông thường

  • Hành vi cưỡng chế và ám ảnh (hành vi lặp đi lặp lại mà người ta cố gắng kiểm soát nhưng không thành công và dẫn đến lo lắng)

  • Hay khóc, tuyệt vọng, lo lắng

🧠 NHẬN THỨC 

  • Trí nhớ giảm sút, đặc biệt là về sự kiện sang chấn 

  • Giảm khả năng tập trung

  • Nhầm lẫn, hay quên

  • Những giấc mơ hoặc ác mộng tái diễn liên quan đến các sự kiện đau thương 

  • Khó đưa ra quyết định

🤝‍ XÃ HỘI 

  • Tự cô lập, rút lui khỏi xã hội, các mối quan hệ bị ảnh hưởng

  • Cuộc sống hôn nhân và gia đình bị xáo trộn

  • Khó thực hiện công việc và học tập của mình 

  • Vấn đề kinh tế

  • Hành vi gây nghiện ảnh hưởng đến đời sống xã hội 

🙎 HÀNH VI

  • Vấn đề về giấc ngủ

  • Thường khóc 

  • Không muốn nhắc đến sự kiện

  • Bồn chồn và khó chịu

  • Khó quyết đoán

  • Gia tăng xung đột với các thành viên trong gia đình 

  • Tức giận

  • Nghiện

  • Hành vi tình d.ục không an toàn

Bất cứ ai cũng có thể bị tổn thương. Ngay cả những chuyên gia làm việc với chấn thương hoặc những người khác gần gũi với người bị chấn thương cũng có thể phát triển các triệu chứng của chấn thương ‘gián tiếp’ hoặc ‘thứ phát’. Các triệu chứng phát triển không bao giờ là dấu hiệu của sự yếu đuối. Cần phải xem xét các triệu chứng một cách nghiêm túc và thực hiện các bước để thật sự đi trên hành trình “chữa lành”, giành thời gian và chấp nhận bản thân, chấp nhận rằng mình đang bị ảnh hưởng bởi những nỗi đau ấy và hãy trợ giúp cho chính mình. 

Nguồn: ThS. Lê Thị Minh Tâm - Tài liệu tập huấn làm việc với sang chấn và sự xấu hổ. 


Sang chấn / chấn thương cảm xúc (emotional trauma) là gì?