Một số yếu tố về thúc đẩy chăm sóc sức khoẻ tâm thần nơi làm việc mà những tổ chức, nhà nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này đã thực hiện và đề xuất bao gồm:
+ Hiểu về sức khỏe tâm thần và mặt tích cực của sức khỏe tâm thần nơi làm việc.
+ Xây dựng môi trường thân thiện và khỏe mạnh.
+ Có chính sách hỗ trợ và bảo vệ người làm việc.
Môi trường làm việc khỏe mạnh là một món quà quan trọng cho sức khỏe tinh thần tích cực.
Tưởng tượng một ngày có 24 tiếng, mà hơn 8 tiếng bạn đã ở nơi làm việc, gặp gỡ những đồng nghiệp thân thiện, những con người cùng chí hướng, bầu không khí nhóm tích cực. Bạn đã hạnh phúc như thế nào, thoải mái như thế nào, cảm thấy tràn đầy năng lượng và động lực như thế nào!
CÁCH NHẬN BIẾT MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC THÂN THIỆN, KHỎE MẠNH
Yếu tố nào khiến bạn cảm thấy mình đang làm việc trong một môi trường lành mạnh, là những đồng nghiệp luôn hỗ trợ, phúc lợi công ty ổn hay là bởi một người quản lý tận tình?
Có một vài yếu tố có thể giúp bạn nhận diện được một môi trường làm việc thân thiện và khỏe mạnh.
Đó là nơi:
✨ Có giá trị của sự đa dạng;
✨ Có các chương trình chăm sóc sức khỏe, quan tâm đến các bệnh về thể chất và cả các rối loạn tinh thần;
✨ Có các chương trình thực hành và hỗ trợ sức khỏe thể chất và tâm lí;
✨ Có người giám sát hay cố vấn trong lĩnh vực sức khỏe nơi làm việc;
✨ Đảm bảo an toàn cho nhân viên;
✨ Hỗ trợ nhân viên tìm kiếm dịch vụ điều trị, trị liệu tham vấn tùy vào mức độ khuyết tật hay khó khăn của họ.
NHỮNG ĐIỀU CÁC QUẢN LÝ HAY LÃNH ĐẠO CỦA MỘT TỔ CHỨC CÓ THỂ LÀM ĐỂ XÂY DỰNG MỘT MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC LÀNH MẠNH:
✨ Ý thức về vấn đề tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần;
✨ Làm rõ, sửa đổi các yếu tố nguy cơ gây căng thẳng nơi làm việc;
✨ Phát triển các chương trình để cổ vũ tinh thần và tăng tính sáng tạo cho người lao động;
✨ Tạo điều kiện hoặc điều phối để nhân viên tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ sức khỏe tinh thần khi họ cần;
✨ Hiểu và linh động trong việc hỗ trợ các nhu cầu của nhân viên và tình trạng cá nhân của họ
✨ Giảm tình trạng kì thị, tăng cường thảo luận mở tại nơi làm việc về sức khỏe tâm thần
NHÂN VIÊN CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN?
5 cách đơn giản bạn có thể làm để thúc đẩy tinh thần tích cực cho bản thân.
Cụ thể là:
✨ Kết nối : với những người xung quanh, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp giúp tăng cường mối quan hệ
✨ Tiếp tục học tập: học điều mới, khám phá lại những điều tưởng chừng đã cũ hoặc nhận một phần trách nhiệm mới trong công việc để kết nối với người khác và kích hoạt não bộ
✨ Tích cực hoạt động: các hoạt động thể chất như nghỉ ngơi, đi bộ giữa các giờ làm việc nhằm cải thiện sức khỏe thể chất và giảm triệu chứng về stress, trầm cảm, lo âu
✨ Cho đi: tử tế trong các hành động dù nhỏ hay lớn, giúp đỡ đồng đội, nói lời biết ơn một ai đó, tình nguyện đóng góp thời gian của mình cho hoạt động chung của đội. Điều này có thể gia tăng niềm hạnh phúc, cảm giác thoải mái ở chính mình
✨ Lưu tâm: chú ý đến những điều không thường xảy ra hay những thay đổi; nhớ đến những điều đơn giản làm bạn vui vẻ, hứng thú, tập trung vào từng giây phút hiện tại, từng suy nghĩ, cảm xúc và thế giới xung quanh bạn - những điều đó sẽ thúc đẩy tinh thần bạn.
MỘT SỐ BÍ QUYẾT KHÁC
+ Thực hành năng lực hồi phục và tự chăm sóc bản thân
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ khi bạn cần Duy trì và kết nối các mạng lưới xã hội
+ Tham gia vào các hoạt động thể chất và các hoạt động giải trí lành mạnh
+ Nói với người lãnh đạo của bạn về nhu cầu sức khỏe tinh thần, biết rằng đó là quyền lợi của bạn
+ Tìm cách thư giãn và nắm vững các nguyên tắc trong việc tự chăm sóc, cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
+ Tạo mảng xanh trên bàn, trong phòng làm việc.
NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG NGHIỆP CÓ THỂ LÀM
+ Lắng nghe không phát xét và làm rõ những gì bạn muốn giúp
+ Động viên đồng nghiệp tìm đến sự giúp đỡ chuyên môn khi họ sẵn sàng và đưa ra sự giúp đỡ
+ Nếu như bạn thấy đồng nghiệp mình đang có nguy cơ về tự sát thì đừng vội rời đi, tìm sự giúp đỡ chuyên môn từ các dịch vụ cấp cứu, hoặc các đường dây nóng, chăm sóc chuyên môn.
+ Giữ kết nối và thăm hỏi.
+ Tạo mảng xanh trong phòng, nơi làm việc
Hy vọng người quản lý và nhân viên các công ty hiểu hơn về sức khoẻ tinh thần nơi làm việc để mạnh dạn hơn phát triển chương trình này tại nơi làm việc của họ, giúp giảm bớt sự mất mát do vấn đề sức khoẻ tâm thần tại nơi làm việc gây ra, xây dựng được năng lực hồi phục ở mức độ không chỉ cá nhân, nhóm mà còn có cả tổ chức.
Nguồn tham khảo
Sách “Hiểu đủ để bớt lo” - ThS Lê Thị Minh Tâm