Bạn có bao giờ tự hỏi, một vết thương sẽ mất bao lâu để có thể lành lại, và nhiều vết thương thì sẽ khiến bạn đau khổ đến khi nào không? Những điều chúng ta vẫn thường hỏi lại không có câu trả lời nào là hoàn toàn thỏa đáng. Có thể vài ngày, vài tháng, vài năm và có khi cả cuộc đời. Đôi khi bạn nghĩ rằng mình đã ổn hơn, nhưng sau đó bạn lại cảm thấy mình vẫn chưa thật sự vượt qua nó. Vậy thì quá trình chữa lành diễn ra thế nào? bạn đã đến được giai đoạn nào rồi?
Quá trình “chữa lành cảm xúc” có thể được chia thành bảy bước. John Bradshaw, một nhà trị liệu và tác giả nổi tiếng, trong cuốn sách “Healing the Shame that Binds You” đã đề cập đến các bước như sau:
❤️🩹 Nhận thức: Bước đầu tiên trong quá trình chữa lành cảm xúc là nhận thức được nỗi đau và chấn thương cảm xúc cần được chữa lành. Nhận ra những cảm xúc và hành vi đang gây ra đau khổ và xác định nguồn gốc của chấn thương.
❤️🩹 Thừa nhận: Bước thứ hai là thừa nhận nỗi đau và chấn thương, và chấp nhận rằng đó là một phần trong cuộc sống đã xảy ra và chịu trách nhiệm cho quá trình chữa lành của chính mình.
❤️🩹 Chấp nhận: Bước thứ ba là chấp nhận rằng việc chữa lành là có thể và bắt đầu thực hiện hành trình. Bỏ qua nỗi sợ hãi và nghi ngờ để tiến về quá trình chữa lành phía trước.
❤️🩹 Cảm nhận nỗi đau: Bước thứ tư là cho phép bản thân cảm nhận nỗi đau và chấn thương mà không phán xét hoặc tránh né. Trải nghiệm những cảm xúc và cảm giác đi kèm với chấn thương, ngay cả khi chúng khó chịu hoặc đau đớn.
❤️🩹 Đau buồn: Bước thứ năm là thừa nhận những mất mát đi kèm với chấn thương và cho phép bản thân đau buồn vì chúng. Những thứ đã mất do nỗi đau đó, chẳng hạn như lòng tin, sự an toàn hoặc ý thức về bản thân, và cho phép bản thân thương tiếc những mất mát này.
❤️🩹 Sự tha thứ: Bước thứ sáu là tha thứ cho bản thân và người khác về những tổn hại do chấn thương gây ra. Buông bỏ oán giận và xây dựng lòng trắc ẩn cho mình.
❤️🩹 Tiến về phía trước: Bước cuối cùng là chọn cách tiến về phía trước với một mục đích và phương hướng mới. Tạo ra một tầm nhìn cho tương lai và thực hiện các bước để biến tầm nhìn đó thành hiện thực, chẳng hạn như đặt ra mục tiêu, tìm kiếm sự hỗ trợ và tham gia vào các hoạt động thúc đẩy quá trình chữa lành và phát triển.
Sẽ không tránh khỏi những khi đau buồn và hụt hẫng để đến được bước cuối cùng trong hành trình này. Vì thế bạn hãy đừng từ bỏ mà tin tưởng vào chặng đường phía trước nhé. Và nếu trên chặng hành trình đó bạn cảm thấy đau buồn hay quá khó khăn thì hãy tìm một người có đủ chuyên môn để hỗ trợ cho bản thân, tìm một người có thể đồng hành và lắng nghe không phán xét, những nhà chuyên môn đó có thể giúp bạn vượt qua và hướng đến một cuộc sống an lạc hơn.
Nguồn
The Stages of Emotional Healing: Understanding the Journey - Beautifulsoulcounseling